Chuyển đến nội dung chính

Ngữ pháp TOEIC – Bài 11: Mệnh đề quan hệ


Giải thích về mệnh đề quan hệ và mệnh đề quan hệ “rút gọn”.

Xin chào các bạn,

Trong bài này mình sẽ nói về một chủ điểm ngữ pháp khá quan trọng trong tiếng Anh nói chung và bài thi TOEIC nói riêng. Đó chính là mệnh đề quan hệ. Vậy mệnh đề quan hệ là gì, cách dùng như thế nào, cách hiểu như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu. Ví dụ ta có một câu như thế này:

The employee arrives late everyday.

The employee (người nhân viên) là chủ ngữ, arrives late everyday (đến trễ hàng ngày) là vị ngữ. Tương tự có câu khác cũng giống vậy, nhưng thay vì đến trễ ta ghi thành đến sớm:

The employee arrives early everyday.

Trong công ti có một người đến trễ, một người đến sớm, thì làm sao biết được nhân viên nào đến trễ và nhân viên nào đến sớm? Từ đó chúng ta nảy sinh một nhu cầu, đó là xác định rõ người nhân viên nào. Ví dụ mình muốn nói người nhân viên đến trễ  mỗi ngày làm trong phòng Marketing (works in Marketing), còn người nhân viên đến sớm mỗi ngày là người được thuê tuần trước (was hired last week). Bạn để ý ở đây mình ghi như một vị ngữ ở thì hiện tại đơn và quá khứ đơn. Do trong câu đã có sẵn một vị ngữ trước đó rồi, ta không thể đưa thêm một vị ngữ vào được. Với lại cụm works in Marketing không đóng vai trò vị ngữ của câu mà chỉ có vai trò xác định người nhân viên nào. Vì vậy người ta sẽ để một chữ who ở trước, trở thành một mệnh đề quan hệ. Chữ who trong tiếng Việt tương đương với chữ mà. Người ta đưa mệnh đề who works in Marketing vào để mô tả cho employee, có nghĩa là người nhân viên làm việc trong phòng Marketing là người đến trễ. Tương tự ở dưới ta thêm chữ who vào: người nhân viên được thuê tuần trước là người đến sớm mỗi ngày. Câu của chúng ta bây giờ vẫn có vị ngữ, nhưng chủ ngữ sẽ bao gồm luôn người nhân viên và mệnh đề quan hệ. Tức là chủ ngữ là một cụm danh từ, chủ ngữ chính là The employee. Phần mệnh đề là phần thuộc cụm danh từ và đi theo danh từ chính để chỉ rõ và mô tả cho danh từ chính.

Bây giờ chúng ta hãy đưa những mệnh đề quan hệ vào trong câu. Vị ngữ ta vẫn giữ nguyên và đưa ra sau. Mệnh đề quan hệ sẽ nằm ngay sau danh từ employee để chỉ rõ là employee nào.

Chắc các bạn cũng đã nghe qua khái niệm mệnh đề quan hệ rút gọn. Vậy mệnh đề quan hệ rút gọn là như thế nào? Tức là thay vì ghi who với một vị ngữ sau who, thì người ta bỏ who đi, còn vị ngữ phía sau chuyển thành động từ dạng V-ing (working in Marketing). Đây là khi nó ở dạng chủ động. Còn trường hợp ở dưới là bị động (người nhân viên được thuê). Người ta bỏ who và động từ to be (was) đi, chỉ còn động từ ở cột 3. Khi rút gọn như vậy thì nó vẫn giống mệnh đề quan hệ lúc nãy, câu vẫn không thay đổi. Việc biết được những điều này rất quan trọng khi chúng ta làm bài thi TOEIC. Cùng xét một câu như vậy nhưng dịch sang tiếng Việt: Người nhân viên làm việc trong phòng Marketing thì đến trễ mỗi ngày. Bạn để ý trong tiếng Việt, hai động từ “làm việc” và “đến” không chia thành dạng nào hết. Trong khi trong tiếng Anh thì work phải là V-ing và arrive phải thêm -s. Tiếng Việt không có làm-ing hay đến-s.

Ví dụ trong bài thi TOEIC, người ta chừa ra chỗ trống và cho hai đáp án (như trong hình), làm sao để biết phải chọn dạng động từ nào? Vì trong tiếng Việt chỉ có làm việc thôi. Nên nếu đưa (B) works vào thì sai. Bạn phải hiểu ở đây là một mệnh đề quan hệ. Nên chỗ trống phải là who works, rút gọn lại là working. Chúng ta phải biết được như vậy.

Còn một cái nữa mình muốn nói với các bạn. Ví dụ mình có danh từ the report, mình muốn chỉ rõ báo cáo đó là báo cáo nào, thì mình nói báo cáo đó là báo cáo được nộp vào ngày hôm qua: The report was submitted yesterday. Mình sẽ đưa một mệnh đề quan hệ vào đây. Thay vì lúc nãy mình dùng chữ who do phía trước chỉ người, nhưng bây giờ the report không phải là người nữa thì mình dùng chữ which chỉ vật, hoặc chữ that (có thể thay thế cho who và which). Ví dụ câu này mình hoàn toàn có thể dùng that thay cho which. Hay câu ở trên mình có thể dùng that was thay cho who was.

Còn một cái nữa, lúc nãy ta dùng mệnh đề quan hệ ở đây để mô tả cho một danh từ đứng ở vị trí chủ ngữ của câu. Nhưng mệnh đề quan hệ thực chất có thể dùng để mô tả cho bất kỳ danh từ nào trong câu. Ví dụ mình ghi một câu:

The manager reviewed the report that was submitted yesterday.

(Người quản lý xem lại báo cáo…)

Thì bây giờ cái báo cáo không phải chủ ngữ nữa mà chỉ là một cụm danh từ bất kỳ trong câu. Hoặc không thích thì mình có thể đưa nó lên làm chủ ngữ: The report that was submitted yesterday has been lost. Bây giờ nó lại làm chủ ngữ của câu. Mệnh đề quan hệ có thể nằm ở bất cứ chỗ nào trong câu, miễn nó là một danh từ thì có thể dùng mệnh đề quan hệ để mô tả cho nó.

Các ví dụ về mệnh đề quan hệ trong đề thi TOEIC.

Bây giờ chúng ta hãy cùng xét qua một vài ví dụ trong bài thi TOEIC để hiểu mệnh đề quan hệ nó như thế nào.

Câu 107

Ta thấy ở sau có trợ động từ can (trong cụm can request) có thể làm vị ngữ. Phía trước cũng có một động từ purchase, cũng có thể làm vị ngữ. Nhưng ở trước vị ngữ purchase có đại từ quan hệ who, ta hiểu đây là một mệnh đề quan hệ (từ who cho đếm items). Mệnh đề quan hệ này nằm sau customers và mô tả cho customers (chỉ rõ đây là khách hàng nào).

Câu này chung quy ta hiểu là những khách hàng có thể yêu cầu, ta bỏ mệnh đề quan hệ vào để chỉ rõ những khách hàng nào có thể yêu cầu là khách hàng nào (những khách hàng đã mua cái gì đó mới có thể yêu cầu). Ta cùng rút gọn mệnh đề quan hệ này. Vì ở đây khách hàng chủ động mua nên ta bỏ who đi và chuyển thành purchasingCustomers purchasing vẫn là mệnh đề quan hệ.

Câu 136

Ta thấy was scheduled là một vị ngữ (có động từ to be). Ở sau có has been cũng là vị ngữ (động từ to be chia ở hiện tại hoàn thành). Vậy thì đâu mới là vị ngữ chính của câu? Ta thấy trước vị ngữ này có chữ that, ta biết nó có thể thay thế cho who hoặc which, nên ta thấy đây sẽ là một mệnh đề quan hệ (that was scheduled for tomorrow). Mệnh đề quan hệ này nằm sau danh từ meeting và mô tả cho meeting (Cuộc họp nào? Cuộc họp đã được lên lịch). Ở đây ta muốn rút gọn mệnh đề quan hệ, ta thấy nó ở dạng bị động thì ta bỏ đại từ that và động từ to be đi. Câu chỉ còn lại scheduled và vẫn là mệnh đề quan hệ.

Câu 140

Ta thấy có vị ngữ are required – được yêu cầu làm gì đó (động từ to be + động từ đuôi -ed). Ở chỗ trống ta cần chọn một trong bốn động từ hiện tại đơn số ít. Ta thấy nó nằm ngay sau which, tức là một mệnh đề quan hệ. Chữ which nằm sau một danh từ, nên mệnh đề quan hệ này sẽ mô tả cho danh từ a report (báo cáo). Ở đây ta cần một động từ để nói cái báo cáo đã làm gì đó với việc chi tiêu (spending). Ta thấy có đáp án (C) details là hợp lý (nêu chi tiết). Ở đây ta có thể rút gọn mệnh đề quan hệ. Which details là chủ động thì ta bỏ which đi và chuyển details thành detailing (một báo cáo nêu chi tiết chi tiêu).

Câu 117

Ta thấy động từ planning ở dạng V-ing nằm ngay sau danh từ 1000 people. Ta hiểu đây là mệnh đề quan hệ mà người ta đã rút gọn rồi. Ví dụ who plan là lên kế hoạch ở dạng chủ động. Khi rút gọn ta bỏ who đi và chuyển plan thành planning. Ở đây chữ planning chính là mệnh đề quan hệ rút gọn, bản chất của nó là chữ who plan (1000 người mà dự định tham dự).

Câu 108

Ta thấy is considered là vị ngữ của câu (thì hiện tại đơn dạng bị động). Từ The cho đến week sẽ là một cụm danh từ làm chủ ngữ. Trong cụm danh từ làm chủ ngữ này ta thấy động từ held. Vì sao lại có động từ này trong chủ ngữ? Ta hiểu chữ held là dạng cột 3 của hold, nên đây chính là một mệnh đề quan hệ dạng bị động đã rút gọn. Ở đây hiểu held là which was held (đã được tổ chức). Đây là một mệnh đề quan hệ đứng sau danh từ The job fair (hội chợ việc làm). Hội chợ việc làm nào? Hội chợ việc làm mà được tổ chức trong trung tâm thành phố.

Câu 141

Ta thấy có động từ announced thêm -ed, phía sau có its plan (những kế hoạch của nó). Vậy ta hiểu động từ announced chia ở thì quá khứ đơn, đây là một vị ngữ. Từ supplies trở về trước sẽ là chủ ngữ (cụm danh từ). Ta hiểu đây là cụm danh từ chứ không phải một câu nên không thể đưa dạng vị ngữ vào chỗ trống được.

Động từ ở đây không ở dạng vị ngữ mà phải ở dạng mệnh đề quan hệ mô tả cho danh từ firm (công ti) phía trước (Công ti nào? Công ti mà làm gì đó). Ta chỉ biết nó là mệnh đề quan hệ thôi chứ chưa biết có rút gọn hay không. Ở đây có thể là which + vị ngữ, hoặc có thể là một V-ing luôn (khi đã rút gọn rồi). Ta thấy câu (A) là thì hiện tại tiếp diễn, là một vị ngữ nên không chọn. Câu (B) là động từ specializes thêm -s ở thì hiện tại đơn nên không chọn vì nó là vị ngữ. Câu (C) tương tự ta cũng không chọn.

Bốn đáp án này chỉ có đáp án (D) mới ở dạng chúng ta cần. Vì specializing ở đây đồng nghĩa với which specialize nếu không rút gọn. Một công ti thông báo kế hoạch của nó, nhưng là công ti nào? Là công ti mà chuyên về cái gì đó. Ta phải đưa mệnh đề quan hệ rút gọn vào chỗ trống để đi kèm với danh từ chính là firm, mô tả và làm rõ cho danh từ đó.


Bài tập được lấy từ sách Economy TOEIC – RC 1000.
Tác giả: Kang Jin-Oh và Kang Won-Ki
Xuất bản: Book21 Publishing Group

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ pháp TOEIC – Bài 9: to V và V-ing không bắt đầu một vị ngữ

  Động từ dạng  to V  và động từ dạng  V-ing  thì không thể bắt đầu một vị ngữ (không đóng vai trò là động từ chính của câu). Xin chào các bạn, Trong những bài trước mình đã hướng dẫn các bạn cách xác định vị ngữ của câu. Trong bài này mình muốn nói với các bạn có hai dạng động từ mà khi nhìn vào ta biết chỗ đó không phải vị ngữ của câu. Ta cùng xét một câu như thế này:  I love you . Đây là một câu rất quen thuộc mà chúng ta nghe hoài. Đây là một câu tiếng Anh hợp lý. Còn hai câu này rõ ràng các bạn chưa từng nghe bao giờ:  I loving you và I to love you . Bởi vì sao? Đối với câu  I love you  thì  love you  là một vị ngữ, động từ  love  chia ở thì hiện tại đơn. Còn  loving you  không phải thì gì cả nên không phải vị ngữ,  to love you  cũng không phải vị ngữ. Khi chúng ta ghi  I am loving you  thì  am loving you  là vị ngữ, lúc đó có động từ  to be  ở trước và  V-ing  phía sau. Đây là thì hiện tại tiếp diễn và là vị ngữ. Còn chỉ có  loving  không thôi thì không thể là vị ngữ được. Ta thấ

Ngữ pháp TOEIC – Bài 8: Câu có hai vị ngữ

Một câu có thể có hai vị ngữ và làm thế nào để nhận biết chúng. Xin chào các bạn, Trong bài trước mình có nói một câu thì phải có một chủ ngữ và một vị ngữ. Nhưng không nhất thiết một câu lúc nào cũng chỉ có một chủ ngữ và một vị ngữ thôi. Ví dụ có câu:  I am eating and will sleep . Áp dụng những kiến thức đã học từ các bài trước thì ta thấy ở đây có động từ  to be  ( am ) +  V-ing  ( eating ) nên đây là một vị ngữ. Phía sau có trợ động từ  will , đó cũng là một vị ngữ. Đây là hai vị ngữ trong một câu có một chủ ngữ: vị ngữ tôi đang ăn và vị ngữ sẽ ngủ, nối với nhau bằng liên từ  and . Các bạn chú ý là chúng ta có thể sẽ có những trường hợp như thế này. Ta cần hiểu đây là hai chủ ngữ của một vị ngữ để đọc hiểu tốt hơn. Và ta cần nhớ hai vị ngữ phải được ngăn cách nhau bằng liên từ  and/or/but , là những cái thường xuyên gặp. Chúng ta không thể nói  I am eating will sleep . Không được có hai vị ngữ liên tiếp nhau như vậy trong một câu, hoặc ngăn cách bằng dấu phẩy ( I am eating, will sl

Ngữ pháp TOEIC – Bài 10: Chủ động và bị động

  Chủ động là gì? Bị động là gì? Cách hiểu chính xác một động từ ở thể chủ động hay bị động là thế nào? Xin chào các bạn, Trong bài này mình muốn nói qua về cách hiểu của chủ động và bị động. Ta cùng xét qua hai câu như thế này: The employee works. The employee is hired. Xét câu ở trên, ta thấy  works  là hành động của người nhân viên, tự họ làm. Ví dụ như người nhân viên tự đánh máy, tự viết báo cáo, tự nhập dữ liệu… Hành động  works  là xuất phát từ người nhân viên. Còn câu dưới, hành động  hired  là hành động không xuất phát từ người nhân viên. Người nhân viên chỉ làm việc, và họ không thuê. Ai đó đã thuê người nhân viên. Để hiểu rõ hơn thì chúng ta xét câu:  The manager hires the employee  (Người quản lý thuê người nhân viên). Hành động  hires  ở đây không phải của người nhân viên, mà do người quản lý làm. Người quản lý thuê người nhân viên, hành động này tác động lên người nhân viên. Câu ở dưới ta đổi  employee  lên phía trước thì hành động hire vẫn tác động lên  employee . Động t

Barron’s Essential Words for TOEFL

Barron’s Essential Words for TOEFL is one of the best books for TOEFL preparation that You should try. I am sure you are going to like it. The Barron’s Essential Words for TOEFL valuable handbook features vocabulary and definitions of more than 450 words, two 30-question practice tests with answer keys, and a pronunciation guide. The practice test closely follow the actual TOEFL format. Added features include vocabulary-building strategies and advice on how to learn new English words with help from a dictionary and thesaurus. Barron’s Essential Words for TOEFL Review: I strongly recommend this textbook as a valuable tool for all who are enthusiastic to improve their comprehension skills, to get higher scores on the TOEFL and to expand their vocabulary knowledge. ELLs and TESOL students can benefit from this textbook during the language learning process. TESOL teachers can also use this textbook because of the dictionary and thesaurus for their students. These are two useful tools to h

Ngữ pháp TOEIC – Bài 7: hai câu trong một câu (câu phức)

  Cách nhận biết câu phức, tức là hai vế câu trong một câu được nối với nhau bằng một liên từ. Xin chào các bạn, Trong bài hôm trước chúng ta đã học qua những cách xác định vị ngữ. Hãy cùng áp dụng thử vào câu này. I was cleaning the floor when my father came home. Ở đây ta thấy có một động từ  to be  ( was cleaning ) ở thì quá khứ tiếp diễn. Động từ  to be  là trợ động từ nên xác định được đây là vị ngữ (mình đã nói trong bài hôm trước rồi). Ở phía sau ta lại thấy thêm một chữ  came , là quá khứ đơn của động từ  come . Thì ở đây lại thêm một vị ngữ là  came home  – đã về nhà. Ta thấy được câu này có hai vị ngữ và hai chủ ngữ: Tôi đang lau nhà khi ba tôi về nhà. Hai câu có chủ ngữ riêng và vị ngữ riêng được nối lại trong một câu bằng chữ  when . Ta gọi là câu phức, hay hiểu đơn giản là hai câu nhỏ nối với nhau thành câu lớn. Chúng ta cần phải biết cái này để hiểu rõ hơn nghĩa của một câu. Và trong bài thi TOEIC có nhiều trường hợp người ta chừa trống ở giữa để đòi hỏi ta điền vào, ta c

Starter Toeic - Third Edition ( Ebook Audio ) Beginner Toeic Test Materials

Starter Toeic - Third Edition ( Ebook Audio ) Beginner Toeic Test Materials Starter Toeic - Third Edition is for beginner English learners to practice for the Toeic exam. This book focuses on the key grammar points of the Toeic exam followed by exercises to practice. Hopefully this Starter Toeic book will help you improve many toeic skills. Download Starter Toeic 3 Edition:   EBOOK STARTER TOEIC (PDF): EBOOK STARTER TOEIC (PDF)   AUDIO STARTER TOEIC (MP3): AUDIO STARTER TOEIC (MP3)

The Complete Guide to IELTS

The Complete Guide to IELTS  is an IELTS preparation guide. This complete IELTS guide provides practice in all the tasks of the IELTS test. This course is covering all the IELTS tasks. The Complete Guide to IELTS ( PDF + Audio ) The Complete Guide To IELTS offers a step-by-step program that gives you lots of practice in the various tasks you will have to do in the  IELTS exam . The aim of the book is to help you get the best possible score in each part of the IELTS exam by showing you what skills are being tested and how you can develop them. The practice materials in this book are designed to help you get a high score in IELTS Academic. Band Score 6 to 9 is the sort of score usually required for university entrance. Specific material for the General Training version is found on the DVD-ROM.   Download Now: Book:  The Complete Guide to IELTS PDF Audio:  The Complete Guide to IELTS Audio